Khói hương có thể phòng dịch? Cùng xem người xưa khử độc không khí
Sách “Hán Vũ cố sự” có viết, “Hán Vũ đế đốt túi hương, hương bay trăm dặm”. Thời đó khi ôn dịch hoành hành, để ngăn chặn sự lây lan, người ta đã đốt hương thuốc khử trùng ngăn ngừa dịch bệnh.
Trong cuộc đấu tranh đối với bệnh dịch, sự đóng góp của y học cổ truyền phương Đông mang lại lợi ích cho toàn nhân loại. Có nhiều cuốn sách về Đông y được lưu truyền rộng rãi ở Trung Quốc như: “Hoàng đế nội kinh”, “Ôn bệnh điều biện”, “Thiên kim phương”, “Thương hàn luận”… đều có ghi chép lại cách dùng khói hương để ngăn ngừa ôn dịch. Triều đình thời Tống còn thành lập Thái y cục và Tễ cục, đồng thời biên soạn rồi tổ chức lại các phương thuốc chuyên nghiệp trong 2 cuốn sách “Thái Bình Thánh Huệ phương”, “Thái Bình Huệ Dân phương hòa Tễ cục phương”. Trong “Thái Bình Thánh Huệ phương” có ghi chép lại rất nhiều phương pháp dùng khói hương để ngừa ôn dịch.
Năm 1972, người ta đã khai quật lăng mộ các vua triều Hán ở Mã Ngọc Đôi (Mawangdui là một địa điểm khảo cổ nằm ở Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), có niên đại từ năm Tiền Nguyên thứ 12 đời vua Hán Văn Đế (168 TCN), tức cách đây khoảng 2.200 năm. Trong một di tích văn hóa được khai quật ở Lăng mộ số 1, người ta phát hiện một xác chết cổ đại, tay đang nắm hai hai túi hương, bên trong là các vị thuốc. Ngoài ra, còn phát hiện bốn túi hương khác, sáu túi lụa, một túi thêu hoa và hai lư hương, trong các túi lụa đều là các vị thuốc. Các bộ phận liên quan đã nghiên cứu và nhận định những vị thuốc này là tân di, quế, hoa tiêu, mao hương, bội la, tất cả đều là thuốc có mùi thơm.
Có thể nhận thấy rằng, người thời đó đều mang bên mình những túi hương. Những hương liệu này dùng để để làm sạch, khử trùng, phòng ngừa và điều trị bệnh, điều này thậm chí đã trở thành tập tục trong thời đó.
Viêm phổi Vũ Hán là một bệnh hô hấp cấp tính được gây ra bởi các đột biến trong một tiểu loại virus corona và chủ yếu lây truyền nhanh qua các giọt không khí gần, tiếp xúc gần. Trung y cho rằng, nó thuộc về ôn bệnh hoặc ôn dịch.
Trong lịch sử cũng có ghi chép các phương pháp khử độc không khí như đốt hương, hun khói, dùng hương thuốc xông mũi, mang theo túi hương, châm cứu ở bát vị huyệt, ngoài ra cũng sáng tạo hàng loạt các phương pháp phòng ngừa dịch bệnh. Đốt hương, đeo túi hương, thông qua “khí trị” để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm đều là những phương pháp rất có hiệu quả.
Bệnh dịch chủ yếu đều có liên quan đến khí ẩm. Thuốc thơm có hương thơm ấm và khô, nó có tác dụng phòng hương tránh uế, tăng cường lá lách, tiêu khí ẩm và là loại thuốc có tác dụng hiệu quả nhất trong chữa trị ợ hơi.
Dưới đây, xin giới thiệu với quý vị một số phương pháp truyền thống dùng hương để trị bệnh.
Phương pháp đốt hương để khử trùng không khí
Đốt hương là cách đơn giản và hiệu quả nhất của người cổ đại trong việc phòng ngừa và chữa trị dịch bệnh. Hơn 2.000 năm trước, đã có những ghi chép về việc con người dùng cách đốt hương để khử trùng không khí. Trong cuốn “Bản thảo cương mục”, Lý Thời Trân cũng giới thiệu, khi bệnh dịch bùng phát, trong phòng có thể dùng thương truật, ngải cứu, đinh hương và những dược liệu khác để xông phòng giúp khử độc không khí.
Nghiên cứu hiện đại cũng chứng minh rằng, thương truật, ngải cứu có thể khống chế hoặc tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh trong không khí. Nhiều bác sĩ y học hiện đại cũng tin rằng, việc sử dụng các loại thuốc có mùi thơm như ngải cứu, bạch chỉ, thương truật, hoàng bá, khương hoạt, thạch xương bồ, địa liền, tạo giáp, đại hoàng, thảo quả và các loại thuốc khác thanh lọc không khí có tác dụng phòng ngừa nhất định đối với bệnh cảm lạnh do virus. Hầu hết các loại thuốc có mùi thơm đều có tác dụng tiêu ẩm, giải độc, thông thoáng khí, ngăn ngừa lây nhiễm ở những nơi công cộng, khử trùng không khí trong nhà, làm sạch mùi hôi, hút ẩm và loại bỏ chất độc.
Phương pháp đốt hương 1: Tránh dịch hạch
Lấy nhũ hương, thương truật, tế tân, sinh thảo, xuyên khung, bưởi bung, bạch chỉ, táo tàu, đốt xông hương, phòng tránh ác khí, bệnh dịch.
Phương pháp đốt hương 2: Thuốc diệt côn trùng
– Thành phần: Mao hương 1 lượng 5 tiền, tế tân 1 lạng 5 tiền, húng quế 1 tiền 3 phần, địa liền 1 lượng, tiêu Tứ Xuyên 2 lượng 5 tiền, quảng hoắc hương 1 tiền 6 phần, thiên kim thảo 3 tiền 6 phần, nghệ đen 1 lượng 7 phần, trộn đều giã nát.
– Công dụng: Thuốc này được sử dụng khi bệnh dịch bùng phát, nên đốt hương thường xuyên sẽ không gây bệnh truyền nhiễm, đốt nhiều lần có thể tránh ác khí. Nếu căn phòng lâu không có người ở rất dễ bị tà khí xâm nhập, đốt hương thường xuyên có thể tránh được những điều không may mắn.
(Nguồn: Thái Y viện bí tàng cáo đan hoàn tán phương tễ quyển 2).
Mang theo túi hương thơm giúp tăng cường miễn dịch
Cho những dược liệu thơm vào túi hương đeo trước ngực, dựa vào mùi hương của dược liệu để trị bệnh dịch. Trung y cũng nhấn mạnh việc chữa bệnh khi chưa có bệnh, chưa có bệnh bao gồm trạng thái không bệnh tật, hoặc có bệnh mà chưa phát, và có bệnh mà không truyền. Nguyên tắc chữa bệnh khi chưa có bệnh của Trung y là gần gũi với tự nhiên, cân bằng âm dương.
Các biện pháp phòng ngừa có thể được thực hiện để ngăn chặn sự xuất hiện và phát triển của bệnh. Túi thuốc hương phản ánh đầy đủ ý tưởng trị bệnh khi chưa có bệnh của Trung y, chính là sử dụng phương pháp truyền thống về mũi và khứu giác, sử dụng mùi hương của các loại thuốc thơm để tiếp thêm sinh lực cho cơ thể con người, loại bỏ tà khí, dần dần khôi phục sự cân bằng và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Túi hương không những là một phong tục, mà còn là một phương pháp phòng tránh bệnh dịch truyền nhiễm. Truyền thống Trung y cho rằng khí trời ẩm ướt, dễ phát sinh vi khuẩn, việc đeo túi thơm có tác dụng khử trùng và cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Y học hiện đại cho rằng, túi thơm có thể giúp chất immunoglobulin A được tiết ra trên niêm mạc mũi, khiến virus khó tồn tại trên niêm mạc mũi và đường hô hấp do đó đóng vai trò phòng ngừa.
Immunoglobulin A (slg A) là một kháng thể rất quan trọng, đóng vai trò quyết định trong tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể chống lại bệnh tật. Bởi vì immunoglobulin A (sIgA) được tiết ra có vai trò miễn dịch trong giai đoạn đầu của lây nhiễm virus, vì thế người ta tin rằng đeo túi có thể ngăn ngừa một phần virus gây bệnh bằng cách tăng cường hiệu quả miễn dịch không đặc hiệu.
Trong đại dịch SARS năm 2003, việc sử dụng túi thuốc y học cổ truyền Trung y kết hợp với các biện pháp khác để phòng ngừa viêm phổi không điển hình ở 1176 người đã cho kết quả không bị nhiễm trùng.
Túi thơm phòng bệnh nên lấy nguyên tắc giải độc, có thể lựa chọn mao hương, thương truật, bạch chỉ, thảo quả, thủy xương bồ, ngải cứu và những bài thuốc khác để làm thành túi thơm, đeo trước ngực, thường xuyên ngửi hương thơm, buổi tối đặt dưới gối.
Phương pháp làm túi thơm: Túi phòng dịch
Thuốc có hương thơm: Khương hoạt, đại hoàng, sài hồ, thương truật, tế tân, ngô du và các loại thành phần khác, nghiền thành bột mịn, cho vào một tờ giấy màu đỏ gói lại rồi cho vào túi thơm, đeo trước ngực có tác dụng phòng bệnh dịch.
(Nguồn: Lý dược biền văn).
Phương pháp điều trị hắt xì đẩy lùi bệnh tật
Phương pháp điều trị hắt xì mũi là một trong những phương pháp điều trị truyền thống của Trung y. Mũi là con đường ra vào của không khí, do đó các loại thuốc hương này có tác dụng điều trị nhất định nhằm khống chế khoang mũi để kích thích niêm mạc mũi và hấp thụ thuốc qua niêm mạc mũi. Thông qua việc hắt xì có thể giúp đẩy bệnh ra ngoài.
Trong thời cổ đại, khoảng hơn 2000 năm trước đã có ghi chép về phương pháp phòng bệnh và điều trị bệnh bằng cách dùng thuốc kích thích mũi hắt xì. Từ phương pháp cổ xưa này, người ta tin rằng, phòng ngừa bệnh dịch nên thúc đẩy sự tiết chất nhầy trong đường hô hấp và giữ cho đường hô hấp ẩm, làm cho môi trường đường hô hấp không phù hợp với sự phát triển và sinh sản của virus.
Các loại thuốc nên được sử dụng trong phương pháp này bao gồm: Tri mẫu, hoàng cầm, quảng huyền sâm, mạch môn, sá sâm, ngải cứu, thương truật, bạch chỉ và những loại thuốc khác, kích thích mũi hắt hơi, cũng có một tác dụng phòng bệnh nhất định. Phương pháp cụ thể là nghiền thuốc thành bột sau đó đưa lên mũi để hít lấy mùi hương, hoặc hít trực tiếp để đạt được hiệu quả làm sạch và giải độc.
Phương pháp kèm theo:
– Mẫu đơn 1.5g; tạo giáp 1.5g; tế tân, gừng mỗi thứ 0.9g; táo tàu 0.6g; trân châu, đỗ quyên mỗi thứ 1.2g.
– Biểu hiện: Ban đầu có cảm giác mạnh đến mức đỉnh đầu giật giật vài cái, dùng miếng gạc nhét vào lỗ mũi.
– Phương pháp này có tác dụng kháng bệnh, đào thải chướng khí và bệnh dịch.
(Nguồn: Chửu hậu bị cấp phương).
Phương pháp đắp hương bồi bổ khí
“Nội kinh chính khí phải tồn tại bên trong, ác khí cũng không thể mạo phạm”, đây chính là nói cách phòng ngừa bệnh. Đầu tiên phải có chính khí mạnh, cũng là nói sức đề kháng mạnh, miễn dịch là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh tật trước khi nó xảy ra. Mà cách hỗ trợ chính khí chính là dùng những loại thuốc có hương thơm để điều chế thành hỗn hợp thuốc, bôi thuốc hoặc đắp thuốc vào huyệt đạo để thuốc được truyền qua da, đến các kinh trong cơ thể. Việc này có tác dụng làm lợi khí, phân tán và giải tỏa khí lạnh, trừ gió, trừ ẩm và thúc đẩy lưu thông khí huyết.
Trong “Ngoại di bí yếu”, hùng hoàng được sử dụng làm đơn thuốc phòng bệnh. Trương Văn Các cho rằng, thuốc thơm có tác dụng điều trị bệnh truyền nhiễm, trị ho, hen suyễn, thúc đẩy lưu thông máu, giải độc và khử trùng. Mặc dù không thể trực tiếp tiêu diệt virus nhưng nó có thể cải thiện các triệu chứng lâm sàng của virus.
Theo DKN
Post a Comment